Đĩa than The Beatles ‎LP – Yesterday And Today

Home/ĐĨA THAN NHẠC POP, ĐĨA THAN NHẠC ROCK/Đĩa than The Beatles ‎LP – Yesterday And Today

Đĩa than The Beatles ‎LP – Yesterday And Today

1,100,000 

Out of stock

Nhãn đĩa:  Apple Records
Kích thước  12″
Tốc độ  33 RPM
Số lượng  1 LP
Tình trạng  Rất tốt

Out of stock

Description

Đĩa than The Beatles – Yesterday And Today

The Beatles ‎LP – Yesterday And Today

The Beatles

Giới thiệu sơ lược về The Beatles

The Beatles (1960-1970) là ban nhạc pop và rock thành lập tại Liverpool, nước Anh với bốn thành viên chính thức là John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr. Họ đã trở thành một trong những ban nhạc nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất trong lịch sử âm nhạc đại chúng.

Tại Liên hiệp Anh, The Beatles đã cho ra mắt hơn 40 đĩa đơn và album xếp hạng nhất. Sự nghiệp của họ không chỉ thành công trong nội địa, mà còn lan sang rất nhiều quốc gia khác: hãng thâu âm EMI của họ đã thống kê chính xác số lượng băng đĩa của The Beatles phát hành trên khắp thế giới tính tới năm 1985 lên tới con số hơn một tỉ. Tại Hoa Kỳ, The Beatles được coi là ban nhạc đắt giá nhất mọi thời đại theo thống kê của Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ.

Năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp hạng The Beatles đứng thứ nhất trong số 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Tạp chí này nhận định rằng những cống hiến cho sự phát triển của âm nhạc và tầm ảnh hưởng tới văn hóa đại chúng của The Beatles vẫn còn giá trị cho tới tận hiện tại. Vị trí số 1 cho danh sách 100 nghệ sĩ của mọi thời đại cũng được kênh VH1 dành cho The Beatles vào năm 2009.

The Beatles đã khởi đầu cho “Cuộc xâm lăng của nước Anh” vào nền âm nhạc Mỹ trong giai đoạn giữa thập niên 1960. Mặc dù ban đầu thể loại nhạc mà The Beatles trình diễn là loại nhạc rock and roll và nhạc đồng quê thập niên 1950, nhưng dần dần trường phái âm nhạc của họ chuyển dời sang Tin Pan Alley rồi tới psychedelic rock (một loại nhạc rock mang sắc thái mênh mang được cho là tương tự như cảm giác lâng lâng khi say thuốc phiện). Kiểu cách, y phục và những lời lẽ phát biểu của The Beatles có ảnh hướng rất lớn tới xã hội và nền văn hóa những năm 1960.

 

1957-1960: Giai đoạn tiền thân của The Beatles

Thành công của The Beatles là kết quả của cả nhóm nhạc hơn là của từng thành viên. Họ đã gặp nhau và chơi nhạc chung được năm năm trước khi những ca khúc của họ trở nên nổi tiếng trong làng âm nhạc.

Nhà thờ St. Peter’s Church, nơi John Lennon gặp gỡ lần đầu tiên với Paul McCartney

Tháng 3 năm 1957, trong khi đang theo học trường trung học phổ thông Quarry Bank tại Liverpool, John Lennon đã thành lập một ban nhạc nhỏ lấy tên là The Quarrymen. The Quarrymen chơi loai nhạc skip-phô (tiếng Anh: skiffle) – một loại nhạc kết hợp giữa nhạc Jazz và nhạc dân gian. Sau đó, Lennon gặp tay ghita Paul McCartney tại một buổi lễ hội tổ chức tại nhà thờ St. Peter’s Church, hạt Woolton (ngoại ô Liverpool) vào ngày mùng 6 tháng 7 năm 1957. Nhận thấy tài năng của Paul, John đã thuyết phục anh gia nhập vào nhóm nhạc của mình. Ngày mùng 6 tháng 2 năm 1958, tay ghita trẻ George Harrison được mời tới xem một buổi biểu diễn của The Quarrymen (lúc này được biết đến dưới rất nhiều cái tên) tại Wilson Hall, Garston, Liverpool. Lúc này, Paul đã quen biết George từ trước trên các chuyến xe Bus tới trường học do họ cùng sống tại phố Speke. Trước lời mời của Paul, George đã quyết định gia nhập nhóm trong vai trò chơi ghita chính, mặc dù lúc đó John Lennon tỏ ra không đồng ý vì George còn quá trẻ. Sau đó lần lượt có khá nhiều thành viên khác đến và ra đi khỏi ban nhạc, cho tới khi Stuart Sutcliffe – bạn học của John – gia nhập ban nhạc trong vị trí chơi bass vào tháng 1 năm 1960 thì ban nhạc mới khá ổn định, lúc này John và Paul đều chơi rhythm guitar. Tuy nhiên vị trí người đánh trống vẫn chưa có được ứng cử viên thích hợp.

Thành phố Liverpool, nơi các thành viên của The Beatles sinh ra và lớn lên

Sau đó, ban nhạc The Quarrymen đổi tên nhiều lần, như là “Johnny and the Moondogs”, “Long John and the Beatles” và “the Silver Beetles” trước khi trở thành “The Beatles” vào tháng 8 năm 1960. Cái tên này bắt đầu khi Sutcliffe đề xuất cái tên “The Beetles” để tỏ lòng kính phục hai nhóm nhạc Buddy Holly và The Crickets, sau đó John đề nghị đổi thành “The Beatals” cho nhóm mình, không lâu sau họ lại đổi thành the “Silver Beats”, “The Silver Beetles”, và “Silver Beatles”, sau cùng John Lennon quyết định thu gọn lại thành The Beatles. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2001, Paul McCartney đã nói với báo chí “John là người đã có ý tưởng gọi tên nhóm là The Beetles, sau đó tôi nói “các cậu nghĩ sao với cái tên Beatles, nó giống như là tiếng trống vậy!” Lúc đó cả nhóm đã khá mệt mỏi để có thể nghĩ những cái tên khác, và cái tên Beatles ra đời như vậy.” …

 

Ảnh hưởng từ âm nhạc

John Lennon từng phát biểu: “Elvis chính là người khiến tôi bắt đầu mua các đĩa nhạc, tôi nghĩ rằng những kỹ năng âm nhạc của anh ta thật tuyệt vời. Kỷ nguyên của Bill Haley chẳng gây cho tôi một ấn tượng nào, mặc dù mẹ tôi vẫn thường nghe ông ấy hát. Thực sự chỉ có Elvis mới là người gây cho tôi ấn tượng và niềm đam mê âm nhạc, khi tôi nghe bài ‘Heartbreak Hotel’, tôi đã nghĩ “chính là nó đây rồi!” và bắt đầu để tóc mai dài…” John cũng nói thêm: “Không có thứ gì thực sự ảnh hưởng tới tôi kể từ khi tôi nghe âm nhạc của Elvis. Nếu không có Elvis, có lẽ đã không có Beatles.”

 

1960 – 1970: Những giai đoạn chính trong sự nghiệp

Trôi nổi tại Hamburg

Câu lạc bộ Indra, nơi lần đầu tiên The Beatles biểu diễn tại Hamburg

Để chuẩn bị cho chuyến đi tới Hamburg, ngày 12 tháng 8 năm 1960, Pete Best đã được mời vào vị trí đánh trống của nhóm…

Ngày 21 tháng 11 năm 1960, George Harrison bị trục xuất khỏi Đức do đã khai khống tuổi với chính quyền (lúc này George mới có 17 tuổi). Một tuần sau đó, do vô tình gây ra một vụ cháy nhỏ tại chỗ ở của mình, Paul và Best bị bắt và bị kết tội cố tình gây hỏa hoạn, kết cục là họ cũng bị trục xuất khỏi đất Đức. John Lennon cùng hai bạn mình quay về Liverpool trong khi Sutcliffe ở lại Hamburg…

Vào cuối năm 1961, sự nổi tiếng của ban nhạc đã giúp thu hút sự chú ý của Brian Epstein, quản lý một hãng thu âm ở địa phương, và tới tháng 1 năm 1962 ông trở thành người quản lý của ban nhạc. Epstein từng là người quản lý của một hãng thâu âm nhỏ của hãng NEMS. Với sự giúp sức của Brian, Parlophone, một chi nhánh của hãng EMI đã chính thức ký hợp đồng với ban nhạc vào giữa năm 1962.

 

Hợp đồng chính thức

Bức điện tín mà Epstein gửi cho tạp chí Mersey Beat để đảm bảo hợp đồng thâu âm đầu tiên của The Beatles

Sau một thời gian, Epstein bắt đầu gặp gỡ với George Martin, người sau này đã ký hợp đồng cho The Beatles với hãng EMI trong vòng một năm và thực hiện cuộc thâu âm đầu tiên vào ngày mùng 6 tháng 6 năm 1962 tại phòng thu Abbey Road ở miền bắc London…

Bản thâu âm đầu tiên của The Beatles cho EMI vào ngày mùng 6 tháng 6 năm 1962 không gây được nhiều chú ý, nhưng vài tháng sau, ca khúc “Love Me Do” của nhóm đã được xếp hạng thứ 17 trên bảng xếp hạng các ca khúc tại Anh vào tháng 9. (“Love me do” đã leo lên vị trí đầu tiên trong bản xếp hạng các single tại Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1964). Vào ngày 26 tháng 1 năm 1962, The Beatles tiếp tục phát hành bản single thứ hai -“Please Please Me” – ca khúc này đã xếp hạng hai trong bản xếp hạng các ca khúc tại Anh và hạng nhất trong bảng xếp hạng NME. Ba tháng sau đó, nhóm nhạc bắt đầu thâu album đầu tay (cũng với tên Please Please Me). The Beatles lần đâu tiên xuất hiện trên truyền hình trong chương trình “People and Places”, được tường thuật trực tiếp từ Manchester bởi hãng Granada Television vào ngày 17 tháng 10 năm 1962. Danh tiếng của The Beatles được lan truyền rộng rãi và nhận được phần lớn cảm tình từ những fan nữ trẻ tuổi – được gọi là các “Beatlemania”.

Nhóm nhạc cũng bắt đầu gây được sự chú ý của các nhà phê bình âm nhạc thực thụ. Ngày 23 tháng 12 năm 1963, nhà phê bình William Mann đã có một bài nhận xét rất tốt về kỹ năng âm nhạc của The Beatles trong các ca khúc “Till There Was You”, “I Want to Hold Your Hand”,…. trên tờ The Times.

 

Tiếng tăm vượt Đại Tây Dương

Mặc dù lúc bấy giờ tiếng tăm của The Beatles đã thưc sự trở nên phổ biến tại Anh vào đầu năm 1963, thì chi nhánh Capitol Records của hãng EMI tại Mỹ lại không thành công trong việc phát hành hai single “Please Please Me” và “From Me to You” (single đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng các ca khúc tại Anh của nhóm). Art Roberts, giám đốc mảng âm nhạc của đài phát thanh WLS tại Chicago đã đưa ca khúc “Please Please Me” lên buổi phát sóng của đài vào tháng 2 năm 1963, đây trở thành ca khúc đầu tiên của The Beatles được công chúng Mỹ nghe qua radio. Vee-Jay Records, một hãng phát hành nhỏ tại Chicago cũng phát hành các ca khúc của The Beatles cùng với nhiều ca khúc của các ban nhạc nổi tiếng khác lúc bấy giờ, nhưng sau đó bị đình chỉ do vi phạm bản quyền…

 

Beatles trên đất Mỹ

The Beatles tới Mỹ năm 1964.

Paul, George và John trong 1 buổi thu hình cho Dutch television năm 1964

Ngày mùng 7 tháng 2 năm 1964, hơn bốn ngàn người hâm mộ đã tâp trung tại sân bay Heathrow để tiễn The Beatles trong chuyến lưu diễn đầu tiên của họ tại Mỹ. Trên chuyến bay, nhóm nhạc được hộ tống bởi số lượng lớn các nhà nhiếp ảnh, nhà báo và Phil Spector, người đi cùng máy bay với họ. Khi sắp sửa hạ cánh, phi công lái máy bay đã nhận được thông báo rằng: “Một đám đông lớn đang chờ đợi họ”, sân bay JFK phải công nhận họ chưa bao giờ chứng kiến một đám đông lớn đến như vậy (Ước chừng có khoảng hơn 3.000 người xếp hàng để đón chào ban nhạc). Sau buổi họp báo, các thành viên của The Beatles được đưa lên một chiếc limousines và đi tới thành phố New York…

Sau thành công ngoài sức tưởng tượng của The Beatles tại Mỹ năm 1964, hai hãng Vee-Jay Records và Swan Records ngay lập tức đã tận dụng những lợi thế do ký kết hợp đồng với Beatles từ trước đó để bắt đầu thâu và phát hành các ca khúc của họ, tất cả các ca khúc này sau đó đều xếp hạng nhất trên các bảng xếp hạng.

Hãng thâu âm The Vee-Jay/Swan-issued dần dần kết thúc hợp đồng với chi nhánh Capitol của EMI – nơi phát hành hầu hết các sản phẩm của Vee-Jay trên đất Mỹ. Cụ thể, Capitol đã cho phát hành album The Early Beatles, và phiên bản của nó tại Mỹ với ít hơn ba ca khúc. (“I Saw Her Standing There” được phát hành ở mặt B của đĩa đơn “I Want to Hold Your Hand”, và cũng xuất hiện trong album Meet The Beatles. Hai ca khúc “Misery” và “There’s a Place” được phát hành trong đĩa đơn “Starline” của Capitol năm 1964, và xuất hiện trong album biên soạn lại Rarities năm 1980) Thời kỳ đầu của hãng thâu âm Vee-Jay và Swan Beatles mang lại những lợi nhuận kỷ lục cho họ trong việc phát hành các ca khúc của The Beatles, và một số đĩa đơn đã bị in sao lậu tràn lan. Hai ca khúc “She Loves You” và “I’ll Get You” được hãng Swan thâu âm và phát hành trong album thứ hai của The Beatles, hãng Swan cũng phát hành phiên bản tiếng Đức của ca khúc “She Loves You” với tên “Sie liebt Dich”.

The Beatles nhận được tước phong hiệp sĩ tại điện Buckingham

Giữa năm 1964 ban nhạc có chuyến du lịch đầu tiên ngoài Châu Âu và Bắc Mỹ, chuyến đi tới Úc của họ vắng mặt Ringo Starr và thay thế vào đó là tay trống Jimmy Nicol. Tại Adelaide họ đã được đón chào bởi hơn 300.000 người hâm mộ. Sau đó Ringo đã trở lại và tiếp tục xuất hiện trong chuyến đi của họ tới Tân Tây Lan (New Zealand) vào ngày 21 tháng 6 năm 1964.

Tháng 6 năm 1965, nữ hoàng Elizabeth II đã quyết định trao cho bốn thành viên của ban nhạc tước phong hiệp sĩ, MBE. Lúc đó danh hiệu này mới chỉ được trao cho các vị tướng kỳ cựu trong quân đội và những người lãnh đạo lớn. Tuy nhiên, Beatles cũng nằm trong số những người bất đồng với chính sách của chính phủ, và các huy hiệu hiệp sĩ đã được lần lượt bốn thành viên trả lại vào ngày 26 tháng 10 năm 1965.

Ngày 15 tháng 8 năm 1965, The Beatles có một buổi trình diễn lớn tại sân vận động Shea Stadium ở New York trước hơn 55.600 người hâm mộ, đây được coi là buổi trình diễn nhạc Rock and Roll lớn đầu tiên trên thế giới. Album thứ sáu của họ mang tên “Rubber Soul” đã ra đời vào đầu tháng 12 năm 1965. Đây được coi là album đầu tiên đánh dấu bước trưởng thành trong âm nhạc của The Beatles.

 

Những tai tiếng nảy sinh

Tháng 7 năm 1966, khi The Beatles tới lưu diễn tại Philippines, họ đã vô tình làm phật lòng đệ nhất phu nhân Imelda Marcos, người đã rất trông mong được đón tiếp họ trong một bữa ăn sáng tại phủ Tổng thống. Tuy nhiên sau đó, ông Brian Epstein đã lịch sự từ chối bữa ăn này cho nhóm nhạc, sau đó The Beatles cũng đã từ chối do cách thức chế biến của các món ăn không hợp với chế độ dinh dưỡng của nhóm. Hành động vô tình này được đài truyền hình và truyền thanh của Philippines phát sóng nhưng những cử chỉ lịch thiệp của nhóm nhạc lại không hề được nhắc đến. Chính vì thế, sau đó The Beatles cùng các thành viên hộ tống khác buộc phải tự mình tìm cách tới sân bay Manila. Tại sân bay này, người quản lý Mal Evans đã bị hành hung, và các thành viên của nhóm nhạc phải chịu sự bao vây của số đông những người bất bình về hành động của họ. Ngay khi cả nhóm lên được máy bay, thì Epstein và Evans bị yêu cầu buộc phải trả lại toàn bộ số tiền mà nhóm nhạc của ông kiếm được trong chuyến đi.

Ngay sau khi nhóm nhạc quay trở về từ Philippines, John Lennon đã lên tiếng chỉ trích về chuyến đi, và sự việc này đã gây nên nhiều dư luận không tốt cho nhóm nhạc tại Mỹ. Trong một buổi phỏng vấn với ký giả người Anh Maureen Cleave, John đã có một phát biểu rất bất ngờ khi anh cho rằng “The Beatles đã nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus”. Sau việc này, một đài phát thanh tại Birmingham, Alabama đã cho phát lời phát biểu của John bên cạnh các ca khúc của nhóm như là một hành động đùa vui. Tuy nhiên, rất nhiều người mộ đạo tại Nam Mỹ đã coi đây như một sự việc nghiêm trọng. Người dân tại hàng loạt các thành thị trải dài từ Bắc Mỹ cho tới Nam Phi đều bắt đầu tỏ ra phẫn nộ, họ đốt rất nhiều đĩa đơn và album của The Beatles. Để trấn an cho tình trạng ngoài ý muốn này, Paul McCartney đã phát biểu: “Họ sẽ phải mua những đĩa nhạc này trước khi họ muốn đốt chúng” Và dưới sức ép kinh khủng từ phía các phương tiện truyền thông Mỹ, cuối cùng John đã phải lên tiếng xin lỗi cho lời nói của mình trong một buổi họp báo tại Chicago ngày 11 tháng 8 năm 1966. Đây cũng chính là dấu mốc chấm hết cho những chuyến lưu diễn của The Beatles trở về sau…

 

Thời kỳ làm việc trong phòng thu

Studio Abbey Road, nơi các thành viên của The Beatles dành hầu hết thời gian cho việc thâu âm các ca khúc sau năm 1966

Tháng 4 năm 1966, nhóm nhạc bắt đầu thu âm album nổi tiếng, Revolver. Trong suốt quá trình thu âm cho album này, băng âm được cuộn tròn lại và trở thành kiểu mẫu cho việc mix âm cho các bản ballad, R&B, soul và âm nhạc phổ thông…

Bảy tháng sau khi cho ra đời Revolver, The Beatles quay lại studio Abbey Road vào ngày 24 tháng 11 năm 1966 để bắt đầu cho quá trình thâu album thứ tám của họ: Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band. Album này đã lấy mất một khoảng thời gian lớn của nhóm – 129 ngày – và được phát hành vào ngày mùng 1 tháng 6 năm 1967.

Ngày 25 tháng 6 năm 1967, The Beatles trở thành ban nhạc đầu tiên có được vinh dự lên truyền hình trước hơn 400 triệu người trên toàn thế giới. Hình ảnh của họ được thu hình trực tiếp tại studio Abbey Road với màn thâu âm ca khúc mới “All You Need Is Love”, mặc dù quá trình chuẩn bị trường quay cho sự kiện này đã tốn mất của The Beatles và đội ngũ ghi hình hơn năm ngày…

 

Sự tan rã

… The Beatles thu album cuối cùng của họ – Abbey Road – vào mùa hè năm 1969. Và ca khúc “I Want You (She’s So Heavy)” chính là ca khúc cuối cùng mà bốn thành viên của nhóm làm việc chung. Ca khúc này được thâu âm vào ngày 20 tháng 8 năm 1969.

Ca khúc cuối cùng của ban nhạc là “I Me Mine” do George sáng tác, được ghi âm vào ngày mùng 3 tháng 1 năm 1970 trong album Let It Be. Trong ca khúc này, John vắng mặt do anh đang ở Đan Mạch. Sau đó John tuyên bố rằng anh sẽ rời nhóm vào ngày 20 tháng 9 năm 1969, nhưng đồng ý rằng điều này sẽ chưa được thông báo cho công chúng biết cho tới khi những thủ tục hợp pháp được giải quyết.

Tháng 3 năm 1970, ca khúc Get Back được chuyển tới tay nhà sản xuất người Mỹ Phil Spector, người sau này đã xuất bản ca khúc solo “Instant Karma!” của John Lennon. Còn Paul McCartney thì thực sự thất vọng với quá trình sản xuất ca khúc “The Long and Winding Road” của Phil và chấm dứt hợp đồng với ông ta. Sau đó Paul phát hành lại ca khúc này vào ngày mùng 10 tháng 4 năm 1970, một tuần sau khi cho ra mắt album solo đầu tay.

 

1970 tới nay: Giai đoạn hậu The Beatles

Chỉ một thời gian ngắn sau khi The Beatles tan rã, cả bốn thành viên đều cho ra mắt các album solo của riêng mình, John Lennon với album “John Lennon/Plastic Ono Band”, Paul McCartney với album “McCartney”, Ringo Starr với album “Sentimental Journey” và George Harrison với album “All Things Must Pass”. Tuy nhiên, trong một số album riêng vẫn có sự cộng tác của mọi vài thành viên cũ với nhau. Album “Ringo” (1973) của Ringo Starr trở thành album duy nhất trong thời kỳ này mà cả bốn thành viên cùng hợp tác, mặc dù mỗi người chỉ hát riêng ca khúc của mình.

John Lennon, người có sự nghiệp solo thành công nhất sau khi The Beatles tan rã, bị ám sát năm 1980.

George sau đó thể hiện tư tưởng chính trị rất tiên tiến của mình và giành được nhiều sự kính trọng khi anh thực hiện buổi hòa nhạc ủng hộ cho Bangladesh tại thành phố New York cùng với nhà soạn nhạc (thầy dạy đàn sitar của George) Ravi Shankar vào tháng 8 năm 1971.

Ngoại trừ buổi thu âm nhạc jazz cùng với nhau vào năm 1974 (ca khúc này không được phát hành rộng rãi) thì từ đó trở về sau, John và Paul không bao giờ hát chung nữa.

 

Và tới năm 1975, khi toàn bộ hợp đồng giữa The Beatles và EMI-Capitol hết hạn thì chi nhánh Capitol tại Mỹ đã cho phát hành một loạt các tác phẩm còn chưa được công bố của The Beatles, được chia làm năm đĩa nhạc loại dài (LP), bao gồm: “Rock ‘n’ Roll Music”, “The Beatles at the Hollywood Bowl”, “Love Songs”, “Rarities” và “Reel Music”. Trong các tác phẩm này còn có cả các ca khúc mà The Beatles trình diễn trong thời kỳ mới thành lập tại các câu lạc bộ thành phố Hamburg, mặc dù chúng có chất lượng thâu âm khá tồi. Tuy nhiên, trong năm đĩa nhạc này thì các thành viên cũ của nhóm chỉ đồng ý tán thành duy nhất “The Beatles at the Hollywood Bowl” mà thôi. Về sau, các tác phẩm này đã bị xóa đi trong danh mục các album của hãng Capitol…

Tháng 2 năm 1994, ba thành viên còn lại của The Beatles tái hợp và thâu một số ca khúc tại nhà riêng của John. Trong đó có “Free as a Bird” và “Real Love” đều được đưa vào loạt truyền hình hợp tuyển các bài hát của The Beatles và sau đó phát hành dưới dạng single trong tháng 12 năm 1995. Về sau, các đĩa The Beatles Anthology (hợp tuyển các ca khúc) của The Beatles được phát hành với con số kỷ lục, hơn 3,6 triệu bản trong tuần đầu tiên và hơn 12 triệu bản sau ba tuần kế tiếp. Cho tới năm 2005, tổng số phát hành của ấn phẩm này lên tới con số 25 triệu bản (một trong số chín album bán chạy nhất mọi thời đại)

Những năm cuối thập niên 1990, George Harrison phải chống chọi với căn bệnh ung thư phổi và qua đời vào ngày 29 tháng 11 năm 2001.

Năm 2006, George Martin và con trai là Giles Martin đã mix lại một số ca khúc của The Beatles và phát hành dưới dạng album có tên “Love”. Năm 2007, Paul McCartney và Ringo Starr cùng với Yoko Ono và Olivia Harrison có mặt tại Las Vegas cho ngày kỷ niệm một năm phát hành album này.

Năm 2009, hãng MTV Games đã hợp tác với nhà sản xuất Harmonix để chính thức phát hành tựa game The Beatles: Rock Band, trò chơi được các tạp chí danh tiếng về game lẫn các chuyên gia khen ngợi nhờ lối chơi hấp dẫn và xây dựng hình tượng nhân vật bám sát nguyên bản trong quá khứ…

Mục lục

1 – 1957-60: Giai đoạn tiền thân của The Beatles

1.1 Ảnh hưởng từ âm nhạc

2 – 1960-70: Những giai đoạn chính trong sự nghiệp

2.1 Trôi nổi tại Hamburg

2.2 Hợp đồng chính thức

2.3 Tiếng tăm vượt Đại Tây Dương

2.4 Beatles trên đất Mỹ

2.5 Những tai tiếng nảy sinh

2.6 Thời kỳ làm việc trong phòng thu

2.7 Sự tan rã

3 – 1970-nay: Giai đoạn hậu The Beatles

4 – Những đóng góp cho sự phát triển của âm nhạc

Xem chi tiết toàn bộ mục lục

Lược dịch từ Wikipedia

 

Đĩa than The Beatles – Yesterday And Today

The Beatles ‎LP – Yesterday And Today

Tracklist

A1 Drive My Car

2:25

A2 I’m Only Sleeping

2:58

A3 Nowhere Man

2:40

A4 Dr. Robert

2:14

A5 Yesterday

2:04

A6 Act Naturally

2:27

B1 And Your Bird Can Sing

2:02

B2 If I Need Someone

2:19

B3 We Can Work It Out

2:10

B4 What Goes On?

2:44

B5 Day Tripper

2:47

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Đĩa than The Beatles ‎LP – Yesterday And Today”
Go to Top